CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc--o0o--
BTC SCTT BÌNH TRIỆU
TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO
Quý khách tham quan cảnh 1: Viếng Mẹ Quan Âm Nam Hải Về Đêm, Cảnh 2: Viếng mộ Cha Phanxico Trương Bửu Diệp, Cảnh 3: Chùa Chén Kiểu (mua đặc sản Sóc Trăng), Cảnh 4: Chùa Som Rong (tượng Phật nằm lớn nhất miền Tây Nam Bộ)
Địa điểm: Bạc Liêu - Sóc Trăng
Ngày thực hiện: Tue ngày 2/4/2024
TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU
Chương Trình Hành Hương Xin Lộc Đầu Năm
XUÂN GIÁP THÌN 2024
Tour 4: Cha Diệp 4 Cảnh
Khởi hành: Thứ ba, ngày 2/04/2024 (24 tháng 2 ÂL)
(1 đêm 1 ngày)
Chương trình hành hương Tour 4 (Cha Diệp 4 cảnh) năm nay giá vé không tăng (bằng năm 2023). Theo thông lệ khi khép lại mùa hành hương xin lộc đầu năm Trưởng đoàn sẽ mời quý khách dùng cơm trưa miễn phí tại nhà hàng Tân Huê Viên - Sóc Trăng.
Tân Huê Viên - Sóc Trăng.
Tân Huê Viên - Sóc Trăng.
Mẹ Nam Hải Bạc Liêu là ai? Cái tên này gắn liền với sự tích Phật Quan Âm từ xa xưa. Theo chuyện xưa kể lại rằng Quan Âm Nam Hải trước đây từng là người con thứ ba của vua Diệu Trang, bà từng bị khổ ải và hành hạ vì không được vua cha ủng hộ chuyện quy y cửa phật, nhưng vì vua cha phản đối mãnh liệt nên đã sai người đốt chùa, bắt bà về xử trảm.
Lúc bà chết đi và hồn lìa khỏi xác, Diêm Vương dẫn bà đi qua cửa ngục hành hình tội đồ. Cũng bởi vì uy lực mạnh của bản thân bà mà các vong hồn đó đã được siêu thoát. Diêm Vương được lệnh đưa linh hồn của bà trở lại dương thế, khi bà tỉnh lại đã được Đức Phật khuyên răn nên đến chùa Hương Tích để tu luyện và sau nhiều năm Ngài đã đắc đạo và nhận được hồng danh Quan Âm Nam Hải.
Nhiều ngôi chùa ở châu Á đều làm tượng mẹ Nam Hải để thờ cúng cầu nguyện mọi điều may mắn. Các phật tử đều cảm thấy như được che chở và thấu hiểu khi ngồi quỳ lạy trước tượng của người.
Mẹ Quan Âm Nam Hải
Ai đã từng đến du lịch ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có lẽ sẽ không thể bỏ qua một điểm hành hương nổi tiếng: Tắc Sậy. Từ những năm của thập niên 1980 trở đi, hằng năm cứ vào ngày 11–12/3 dòng người lương giáo từ các nơi tuôn về Tắc Sậy, trên nhiều chiếc xe đò chở khách người ta còn có thể thấy hình một vi linh mục mặt vuông chữ điền rất dễ mến. Họ đến Tắc Sậy để làm gì vậy? Thưa để kỷ niệm lễ giỗ của một vị linh mục có tên là Phanxicô Xaviê Trương Bửu Diệp.
Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 1-1-1897, được Cha Giuse Sớm rửa tội ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông, Chợ Mới, Tỉnh An Giang.
Cha ngài là Micae Trương Văn Đặng (1860-1935), mẹ ngài là Lucia Lê Thị Thanh. Gia đình sinh sống tại họ đạo Cồn Phước.
Mộ Cha Phanxico Trương Bửu Diệp
Nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ tại Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu được biết đến là một trong số những ngôi chùa có phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách.
Chùa Chén Kiểu – Ngôi chùa Khmer độc đáo ở Sóc Trăng
Nét nổi bậc đặc trưng của ngôi chùa này là ở những bức tường. Không phải được tô xi măng thẳng đều, hay lát gạch bông hay sơn màu như những ngôi chùa khác. Tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ nhìn rất độc đáo nhưng vô cùng thẩm mỹ đẹp lạ.
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn thuộc xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nằm ngay quốc lộ 1A, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km, theo hướng từ thành phố Sóc Trăng đi Bạc Liêu.
Chùa Chén Kiểu còn gọi là chùa Sà Lôn
Chùa có tên Khmer là Wath Sro Loun, để dễ phát âm nên từ Sro Loun được đọc chại thành Sà Lôn. Sro Loun có nguồn gốc từ chữ Chro Luong – là tên của 1 con rạch chạy dọc theo đường làng trước đây ở gần chùa, và tên gọi ấy đồng thời cũng được dùng để đặt tên chùa.
Năm 1815, chùa Chén Kiểu bắt đầu xây dựng bằng các vật liệu lá cây, gỗ, đất… như bao ngôi chùa Khmer khác . Trong thời gian chiến tranh, dưới sức tàn phá của bom đạn, ngôi chánh điện của chùa bị hư hại nặng. Đến năm 1969, chùa được xây dựng lại theo kiến trúc như ngày nay, gồm: Chánh điện, sala, tháp bảo, nơi để sách kinh,… Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng. Cũng từ đó, chùa còn được nhân dân biết đến với tên gọi thứ hai: “Chùa Chén Kiểu”.
Chùa Chén Kiểu bắt đầu được xây dựng từ năm 1815
Ấn tượng đầu tiên khi vào chùa chính là cổng tam quan với 3 ngôi tòa tháp được chạm khắc hoa văn và màu sắc rực rỡ theo phong cách truyền thống Angkor Campuchia. Trong ba ngọn tháp, nổi bật với tháp giữa bên trong có lồng kính, tôn trí một pho tượng Phật ngồi uy nghi.
Cổng chùa theo phong cách truyền thống Angkor Campuchia.
Chung quanh chùa là tường rào trang trí hình tượng tiên nữ Apsara đang múa, tượng trưng cho hòa bình và thịnh vượng. Hai bên cổng vào có 2 tượng sư tử đá, mặt hướng ra đường như bảo vệ ngôi chùa. Trên thành cổng có dòng chữ Khmer và chữ quốc ngữ: “Chùa Sà Lôn (Chén Kiểu)”.
Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong.
Chùa Som Rong
Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Theo các vị sư kể lại chùa Som Rong được xây dựng năm 1785, đã trải qua 12 đời trụ trì. Ban đầu là bằng tre lá tạm bợ, sau nhiều lần trùng tu đã khang trang như hiện nay. Về cái tên Som Rong thì do nguyên nhân trước đây vùng này có rất nhiều cây dại mang tên Som Rong mọc quanh chùa, từ đó chùa có tên loại cây này hàng trăm năm qua. Hiện nay chùa chỉ còn 2 cây Som Rong đang phát triển rất tốt.
Nét độc đáo ở ngôi tháp chính là màu sơn, thay vì màu vàng truyền thống thì tháp được sơn bằng màu xám, vừa toát lên vẻ hiện đại lại vừa uy nghi, cổ kính như những kiến trúc bằng đá nguyên khối.
Nét độc đáo ở ngôi tháp chính là màu sơn
Đặc biệt trong khuôn viên chùa có Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn uy nghiêm phúc hậu ở ngoài trời với kích thước dài 63 mét, cao 22,5 mét, đặt trên cao khoảng 28 mét so với mặt đất.
Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 73 m
Giá vé Cha Diệp 4 cảnh
- Khởi hành: 19 giờ 35 chiều tối thứ ba, 02/04/2024 (24 tháng hai AL)
- Địa điểm: Tại sân Bình Triệu
- 22 giờ 30: Đoàn ghé trạm dừng chân Minh Phát II.
- 01 giờ 30: Đến Bạc Liêu vào Quán Thế Âm Phật Đài viếng Phật
- 03 giờ 30: Xe đưa Đoàn đi viếng mộ Cha Trương Bửu Diệp
- 06 giờ 30: Khởi hành về Sóc Trăng
- 08 giờ 00: Viếng Chùa Chén Kiểu
- 09 giờ 00: Xe đưa Đoàn vào Tp. Sóc Trăng viếng Chùa Som Rong tại 367 Tôn Đức Thắng, P5, Tp. Sóc Trăng
- 11 giờ 00: Xe đưa Đoàn đi ăn trưa tại lò Bánh Pía Tân Huê Viên
- 12 giờ 30: Khởi hành về Thành phố Hồ Chí Minh
Giá vé bán theo số ghế: Từ 435.000 đ đến 495.000 đ tuỳ theo số ghế.
Quý khách có tâm nguyện đi hành hương Tour 4 xin lộc đầu năm và tham quan du lịch mua sắm, xin liên hệ Anh Hạnh để dăng ký mua vé. Ưu tiên cho người đăng ký và đóng tiền mua vé trước.
Thông Báo: ĐÃ HẾT VÉ
Những hạt cát nhỏ làm nên sa mạc mênh mông, những giọt yêu thương xây dựng biển trời hạnh phúc.
Thông tin hỗ trợ trực tiếp Ban Tổ Chức tại văn phòng số 1A Chợ Bình Triệu 182 QL13, P.Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức, Hồ Chí Minh.
Bà Thái Thị Ánh (PD Diệu Nguyệt)
0765-124-790
Bà Đinh Thị Hai (PD Diệu Đăng)
0908-550-479
Bà Lê Thị Tuyết Mai (PD Diệu Tâm)
0909-408-663
Anh Thái Thành Mỹ (PD Thiện Thuận)
0908-256-936
Anh Trần Văn Chẩn
0937-279-899
Anh Ngô Văn Việt
0933-670-122
Anh Đoàn Văn Nhân
0906-970-226
Anh Huỳnh Hữu Hạnh (Trưởng Đoàn)
0906-388-841